Dòng chảy vốn tín dụng chính sách luôn được khơi thông đến tận tay các hộ nghèo, và các đối trượng chính sách khác.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bố Trạch chung sức, quyết chí vượt khó, chuyển vốn kịp thời xuống các điểm giao dịch các xã, thông qua mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn đã được trải khắp thôn, làng, bản, giúp người dân sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nguồn vốn chính sách đã trở thành công cụ hữu hiệu, giúp huyện Bố Trạch thực hiện thành công nhiều tiêu chí trong thực chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, trong thời gian vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống rất nhiều, số hộ giàu tăng lên đáng kể và nhanh chóng.
Từ nguồn vốn chính sách, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Bố Trạch đã được tiếp sức để đẩy mạnh trồng rừng, nâng độ che phủ rừng lên, xây dựng mô hình kinh tế đa dạng hóa sinh kế như trồng rau an toàn, cho thu nhập cao. Tiêu biểu như hộ ông: Lưu Văn Dụng thôn Phú Hữu – xã Liên Trạch vay vốn chương trình hộ cận nghèo với số tiền 100 triệu đồng để mua 5 con bò sinh sản hiện ông có đàn bò 12 con; Hộ Nguyễn Thị Thí thôn Hòa Đồng – xã Hòa Trạch vay vốn chương trình GQVL KHB huyện số tiền 40 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản; ông Hoàng Văn Giang thôn Phú Hữu – xã Liên Trạch vay vốn chương trình hộ mới thoát nghèo số tiền 80 triệu đồng để trồng cây keo lai 6ha đến nay trị giá trên 250 triệu đồng
Hình ảnh giải ngân tại điểm giao dịch xã Đồng Trạch
Ông Mai Ngọc Sơn – Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bố Trạch cho biết, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã quán triệt sâu sắc, phổ biến sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng chính sách trong cuộc hành trình vì an sinh và công bằng xã hội.
Trong thời gian tới, huyện Bố Trạch tập trung, tiếp tục đưa Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống thực tiễn, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng đến việc huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách; tạo mọi điều kiện thuận lợi để tạo lập nguồn vốn, mở rộng đối tượng chính sách, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với mục tiêu các chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.