Sáng ngày 29/9, các nhà văn Bích Ngân, Trầm Hương, Đoàn Thạch Biền, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, Lê Minh Quốc... đã cùng tham dự buổi ra mắt tác phẩm, chia sẻ cảm nhận về thơ Khét.Chín nhánh da vàngdày 100 trang, gồm có hai phầnChín nhánh khói bayvàGiấc mơ da vàng. Đây là tác phẩm thứ 4 của Khét, sau ba tập thơ:Rồi mình cũng xa lạ nhau(2018),Mình mắc cạn vào nhau(2020) vàỞ đậu trong nhau(2021).
Nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm nhận định, thơ Khét mang sắc nâu trầm. “Đó là màu của phù sa thấm lên bãi bờ châu thổ, màu của mảnh gốm tha phương giữ trong lòng hơi lửa đắng, màu của đất ngậm vào sắc da vàng, màu của những hoàng hôn thẫm lại hoang vu, màu của đáy sông cạn nước, của vệt bùn trên đá, của những dấu chân mở cõi cổ xưa lầm lụi. Màu nâu là màu của sự chịu đựng, ẩn vào trong, gợi lên điều giản dị, thuần phác”.
Như những câu thơ Khét viết: “Trăng quê mình mắc cạn ở sau lưng/có bụi lục bình trôi vào áo mẹ tôi rồi bật khóc/chiếc áo màu nâu lặng câm như tràng hạt/bay ra đồng rồi củi lửa lưng trời”, hay "Cầm bằng như dế kêu than/đường cày không chôn được cơn bão/mưa giăng kín/mưa ngập đồng/câu vọng cổ ướt mem đời tôi trọ...".
Nhà thơ Ngô Thị Hạnh nói chị thích thơ Khét vì lần giở bất cứ trang nào trong Chín nhánh da vàng, chị cũng có thể tìm thấy những câu thơ đáng đọc, những suy tưởng đến hao mòn thân thể và ẩn đằng sau đó là tình yêu. Đọc thơ Khét, như thấy một nỗi hoài quê sâu thẳm và một tình yêu thiết tha dành cho mảnh đất mình đã sinh ra.
|
Nhà thơ trẻ Trần Đức Tín (bút danh Khét) - Ảnh: Trần Hoàng Nhân |
Trần Đức Tín sinh năm 1989 tại Cà Mau. Mảnh đất ấy chưa bao giờ rời khỏi trong không gian thơ anh. Con người nơi ấy với tất thảy những thân thương trìu mến, đã đi vào thơ như tiếng lòng của người con xa xứ: "Mẹ ơi/con muốn về tắm trong giọt mưa/dột xuống góc mùng/xoa dịu vết thương đời ban tặng...".“Tôi nhớ Cà Mau - mưa đầu mùa rát mặttrên bùn lầy ảm đạm xứ u minhtuổi thơ tôi nguệch ngoạc vết ngang những con còngheo hút gióbông tràm réo gọi…”
(trích bài Tôi với Cà Mau cùng nhịp thơ long đong)
Nhà thơ Lê Minh Quốc nhìn nhận: "Hầu như ở nhiều bài thơ của Khét, ta đã nhận ra tiếng nói của người xa quê với nhiều cung bậc trái chiều, có gì đó trăn trở và dằn vặt mà cũng đầy ám ảnh".
"Chín nhánh da vàng là một bước tiến mới của Khét, chúc mừng một tác giả trẻ dấn thân. Khét dấn thân bởi đọc thơ Khét, tôi thấy rõ một thái độ của người làm thơ. Một thái độ dứt khoát và độc lập, một tình yêu sâu thẳm nằm trong từng con chữ” - nhà thơ Ngô Thị Hạnh đúc kết.
Một người thầy bỏ phấn trắng bảng đen, và cầm bút Tôi nhớ mình gặp Trần Đức Tín - Khét vào khoảng thời gian đầu chàng trai trẻ này lên TPHCM lập nghiệp. Bữa đó nơi quán cóc liêu xiêu gió, Khét đầy day dứt với đời và thơ. Từ bỏ công việc yêu thích là một ông thầy giáo, bôn ba lên mảnh đất hoa lệ này, Khét lật bàn tay mình thấy nhàu nhĩ những vết chai sần. Hỏi Khét nếu được lựa chọn lại thì liệu thằng con trai Cà Mau quen với phấn trắng bảng đen, quen với sơ mi quần tây đóng thùng và những bài giảng có điều chi tiếc nuối. Khét vẫn cười bảng lảng, cứ đi rồi đường tự mở. Cây đước, cây mắm, điệu vọng cổ và tiếng song lang vẫn in hằn vào Khét dẫu thị thành lắm nỗi lao xao. Khét là vậy, hồn quê, bản xứ như in đậm vào tâm khảm của Khét qua cái tính cách hết mình với bạn văn, qua giọng nói rặt miền phù sa chín nhánh, qua cách sống cởi mở và có phần bất chấp của tuổi trẻ. Thơ Khét vì thế cũng mang mang những nỗi niềm. (Trích tham luận của nhà văn Tống Phước Bảo, tại buổi tọa đàm) |
Hàn Giang