Một cô gái tự mình chống lại hủ tục tảo hôn tại địa phương, hủy bỏ cuộc hôn nhân do gia đình sắp đặt từ khi cô còn chưa biết gì.
Mới đây, câu huyện một cô gái người Ấn Độ đã tự mình chống lại hủ tục tảo hôn tại địa phương đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng.
Theo đó, cô Rekha (21 tuổi), sống tại thành phố Jodhpur, bang Gujarat, Ấn Độ, đã đã bị bố mẹ ép gả cho một chàng trai trong thị trấn vào năm 2002 theo sự sắp xếp của 2 bên gia đình. Khi đó, cô Rekha mới chỉ 1 tuổi, chàng trai kia cũng còn rất nhỏ nên đám cưới này không thể thực hiện.
Hơn 10 năm sau, Rekha tiếp tục bị bố mẹ gả sang gia đình khác làm dâu. Mặc dù vô cùng bất tình nhưng cô gái không biết làm thế nào để thoát khỏi hoàn cảnh này.
Ảnh minh họa.
Đến năm Rekha 15,16 tuổi, gia đình nhà chồng đã ép cô phải thực hiện nghi lễ Gauna cùng với chàng trai kia, thủ tục nàyđược xem như một đám cưới chính thức theo Ấn Độ giáo. Cô gái đã từ chối tham gia vì không chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu, đã vậy đối phương còn là người không biết chữ, trong khi cô đang phấn đấu để trở thành nữ hộ sinh phụ tá.
Trong vài năm gần đây, gia đình nhà chồng đã gửi Rekha về nhà bố mẹ đẻ, dù vậy cuộc hôn nhân của cô vẫn chưa được phá bỏ. Khi cô gái đề cập chuyện hủy hôn, gia đình nhà trai đã yêu cầu cô phải bồi thường 1 triệu rupee (gần 300 triệu đồng).
Để đấu tranh cho sự tự do của mình, Rekha đã tìm đến hiến dịch xóa bỏ nạn tảo hôn. Tại đây, những thành viên đã giúp cô nộp đơn kiện lên tòa án yêu cầu bãi bỏ tảo hôn. Kết quả, thẩm phán Pradeep Kumar Modi của Tòa án Gia đình số 2 Jodhpur đã đưa ra phán quyết hủy bộ cuộc hôn nhân của Rekha.
Vị thẩm phán còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống lại tệ nạn tảo hôn. Ông hy vọng rằng mọi người sẽ chung tay xóa bỏ vấn nạn này vì một xã hội văn minh hơn.
Tiến sĩ Kriti Bharti - người đứng đầu chiến dịch xóa bỏ nạn tảo hôn nói: "Rekha đã nhận được món quà là quyết định hủy hôn vào đúng ngày sinh nhật của cô ấy. Bây giờ, ước mơ của cô ấy sẽ được thực hiện. Cô ấy cũng đang nỗ lực để phục hồi tâm lý".
Ở Ấn Độ, tuổi kết hôn hợp pháp tối thiểu là 18 đối với nữ và 21 đối với nam. Theo dữ liệu của UNICEF năm 2018, khoảng 27% trẻ em gái ở Ấn Độ kết hôn trước khi đủ 18 tuổi. Nếu bị bắt quả tang cho con cái chưa đủ tuổi kết hôn, các bậc cha mẹ Ấn Độ có thể bị phạt tới 100.000 rupee và phạt tù 2 năm.
Linh Chi (T/h)Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-gai-bi-bo-me-ep-lay-chong-khi-moi-1-tuoi-va-qua-trinh-vung-len-chong-tra-sau-20-nam-a550932.html